TRỰC CẤP CỨU TUẦN 7 – ĐINH NGỌC TUÂN – Y2012B, TỔ 5

1/ THÔNG TIN TRỰC

  • Ngày trực: 05/03/2015
  • BS trực:

2/ TƯỜNG TRÌNH CA TIỂU PHẪU

I/ Hành chính:

  • Họ tên : Võ Văn P.
  • Tuổi : 35
  • Giới tính: Nam
  • Địa chỉ: Q.12, TP.HCM

II/ Mô tả vết thương:

    • Vết thương vùng cẳng tay phải, nằm ngang, dài khoảng 5 cm, sâu 0.5 cm, chưa đến cân cơ, chảy nhiều máu.

 photo 58664_10200203327427963_1933244166_n_zpslwu5giwf.jpg

  • Cơ chế gây vết thương: kính vỡ đâm vào cẳng tay

III/ Tường trình khâu vết thương:

  • Soạn dụng cụ
    • Gòn, gạc
    • Găng tay vô khuẩn
    • Chung đựng dung dịch cồn + betadine
    • Khăn có lỗ
    • Kelly
    • Nhíp có mấu
    • Kéo
    • Chỉ nilon 4/0 + kim khâu
    • 3 ống lidocain + kim tiêm
  • Tiến hành
      • Rửa tay
      • Mang găng tay vô khuẩn
      • Rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
      • Trải khăn có lỗ lên vết thương
      • Tiêm thuốc tê vào mép vết thương
      • Khâu vết thương bằng mũi đơn

     photo 185703_10200203326627943_1274932792_n_zpsgxwjkjt9.jpg

    • Vệ sinh, đắp gạc, dán băng cố định.

3/ TƯỜNG TRÌNH CA LÂM SÀNG

I/ Hành chính:

  • BN: Phan Thị H.
  • Giới tính: Nữ
  • Tuổi: 75 tuổi
  • Địa chỉ: TP.HCM
  • Ngày nhập viện: 20h30 ngày 05/03/2015

II/ Lý do nhập viện:

Đau bụng kèm chướng bụng giờ 6

III/ Bệnh sử:

  • Cách nhập viện 6 tiếng, BN thấy đau âm ỉ khắp bụng, không lan, không tư thế giảm đau, không kèm sốt, không kèm nôn hay buồn nôn. BN thấy bụng căng tức bụng. Từ 2 ngày trước khi khởi phát đau BN đã không đi cầu được. Sau khi khời phát đau, BN không đại tiện được, không trung tiện được.
  • BN thấy bụng đau và chướng nên nhập viện.

IV/ Tiền căn:

  • Bản thân:
    • Chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý nội-ngoại khoa khác
    • Chưa ghi nhận tiền căn dị ứng
  • Gia đình:
    • Chưa ghi nhận tiền căn ung thư
    • Chưa ghi nhận tiền căn dị ứng

V/ Khám lâm sàng:

  • BN tỉnh tiếp xúc tốt
  • Tổng trạng:
    • Sinh hiệu:
      • Mạch: 82 lần/phút
      • Nhịp thở: 20 lần/phút
      • Huyết áp: 120/70 mmHg
      • Nhiệt độ: 37 độ C
    • Thể trạng: trung bình
    • Không vàng da, kết mạc mắt không vàng, niêm hồng.
    • Hạch ngoại vi không sờ chạm
    • Không phù.
  • Lồng ngực:
    • Cân đồi, không sẹo mổ cũ, không co kéo cơ hô hấp phụ, không tuần hoàn bàng hệ
    • Tim:
      • Mỏm tim liên sườn 5 đường trung đòn (T)
      • T1, T2 đều, rõ, không nghe âm bệnh lý
    • Phổi:
      • Rung thanh đều 2 bên
      • Rì rào phế nang êm dịu 2 phế trường, không nghe âm bệnh lý
  • Bụng:
    • Bụng chướng nhẹ, di động đều tốt theo nhịp thở. Không sẹo mổ cũ, không tuần hoàn bàng hệ, không dấu rắn bò, không quai ruột nổi.
    • Âm ruột không nghe rõ.
    • Bụng mềm, ấn đau dọc khung đại tràng, không đề kháng, không phản ứng dội.
    • Gõ vang.
    • Gan lách thận không sờ chạm.
  • TR:
    • Lỗ hậu môn không chảy dịch, không nứt hậu môn, không thấy búi trĩ
    • Trường lực cơ thắt bình thường
    • Lòng ống hậu môn trực tràng trơn láng, không u sùi
    • Rút găng không thấy phân dính theo găng
    • Không có máu dính theo găng
  • Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.

VI/ Tóm tắt bệnh án:

  • BN nữ 75 tuổi, nhập viện vì đau âm ỉ khắp bụng kèm chướng bụng
  • Qua thăm khám lâm sàng phát hiện:
  • TCCN:
    • bí trung đại tiện
    • đau âm ỉ khắp bụng
  • TCTT:
    • ấn đau dọc khung đại tràng

VII/ Đặt vấn đề:

1/ Hội chứng tắc ruột (Đau bụng, bí trung đại tiện, chướng bụng)

VIII/ Chẩn đoán sơ bộ:

  • Tắc ruột thấp, nghi do u

IX/ Chẩn đoán phân biệt:

  • Xoắn đại tràng
  • Viêm đại tràng
  • Viêm tụy cấp

X/ Biện luận lâm sàng:

  • Trên BN này nghĩ nhiều có hội chứng tắc ruột do BN có đau bụng, chướng bụng, bí trung đại tiện. Do đau ở BN là đau âm ỉ khắp bụng, kèm ấn đau dọc khung đại tràng, chướng bụng nhưng không kèm nôn nên nghĩ nhiều 1 trường hợp tắc đại tràng.
  • BN không có tiền căn phẫu thuật nên ít nghĩ đến nguyên nhân tắc do dính. BN lớn tuổi nên có khả năng tắc do u đại – trực tràng. Ngoài ra cần phân biện với xoắn đại tràng. Cần thêm các CLS để chẩn đoán xác định.
  • BN có đau khắp bụng kèm ấn đau dọc khung đại tràng nên có thể nghĩ đến viêm đại tràng. Tuy nhiên BN không đi tiêu chảy phân nhày máu mà lại bí trung đại tiện nên ít nghĩ đến chẩn đoán.
  • BN đau bụng, chướng bụng nên nghĩ đến viêm tụy cấp. Tuy nhiên cơn đau không dữ dội, BN không có tiền căn sỏi mật, không có sốt, không nôn nên ít nghĩ đến viêm tụy cấp.

XI/ CLS đề nghị:

  • Công thức máu
  • Sinh hóa máu, Amylase máu
  • X quang bụng không sửa soạn
  • Siêu âm bụng, CT bụng

4/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

  • Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi khâu vết thương.
  • Khám ca tắc ruột.
  • Thăm khám hậu môn trực tràng

Bình luận về bài viết này